Những cột mốc phát triển của bé từ 1 đến 2 tuổi
05:41 | 25/03/2014
Điều kỳ diệu từ những khoảnh khắc hàng ngày với bé yêu
Yêu thương và học hỏi qua những hoạt động thường ngày

 

Trong cuộc sống tất bật hiện nay, dường như trăn trở lớn nhất của các bậc cha mẹ đó là làm thế nào cân bằng giữa việc chăm sóc bé yêu và chăm sóc bản thân mình, đồng thời vẫn phải hoàn thiện những trách nhiệm và nghĩa vụ khác. Mỗi công việc đều đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, khiến cho việc dành những khoảnh khắc yêu thương bên cạnh bé không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, bạn có biết từ chính những sinh hoạt hàng ngày như cho bé uống sữa, tắm cho bé và mua sắm đồ đạc… hoàn toàn có thể giúp bạn gắn bó và tận hưởng thời gian với bé yêu. Không chỉ vậy, đây còn là những cơ hội tuyệt vời để hỗ trợ sự phát triển của bé, thông qua việc xây dựng cho bé sự tự tin, khả năng tự kiểm soát, tính tò mò, khả năng giao tiếp và kỹ năng sống. 

 

Phần lớn chúng ta thường tập trung phát triển cho bé niềm đam mê khám phá thế giới xung quanh. Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi không dự định mở ra cho bạn tất cả những dấu hiệu sẽ xảy ra trong từng giai đoạn phát triển của bé. Thay vào đó, chúng tôi tập trung vào việc giới thiệu những cách thức giúp bạn hỗ trợ bé phát triển thông qua chính những tương tác hàng ngày giữa bạn và bé. Điều này không chỉ giúp bé phát triển hoàn thiện về năng lực trí tuệ, khả năng nhận thức và tình cảm xã hội, mà còn làm cho những khoảnh khắc hàng ngày với bé trở nên thiêng liêng và ý nghĩa hơn.
 
Tiềm năng là vô tận, và bạn chính là điểm khởi đầu.
 
Toddler with mommy
 
Hãy nhớ rằng, những khoảnh khắc yêu thương hàng ngày không chỉ giúp tạo nên mối quan hệ thân thiết giữa bạn và bé, mà còn là cơ hội giúp bé yêu học hỏi và phát triển.
Hãy cùng tận hưởng điều kỳ diệu trong từng khoảnh khắc bên bé yêu.

  

Nhận biết những dấu hiệu của bé

 

Vậy là bạn đã trải qua một năm đầu tiên cùng bé với những ngày đêm dường như dài bất tận: thức giấc lúc ba giờ sáng cho bé uống sữa, những lúc bé ốm đau hoặc quấy khóc khi chiếc răng đầu tiên mới nhú… Giờ đây, mọi việc dường như đã dễ dàng hơn, tuy nhiên những thử thách khác sẽ xuất hiện. Đây dường như là một giai đoạn bắt buộc phải trải qua trong tất cả các giai đoạn phát triển của bé.

 

Giờ đây, bé không còn là một người lạ tí hon mà bạn đón về từ nhà hộ sinh. Bé trở thành một người tự tin, độc lập và có chính kiến. Khi tròn một tuổi, bé đã có một khả năng tự lập nhất định cùng với những kỹ năng mới học được. Tuy nhiên, ngay khi tận hưởng sự tự lập của mình, bé vẫn muốn được yêu thương, dỗ dành, bồng bế trong vòng tay mẹ. Đây là thời điểm bé quyết định khi nào muốn làm “người lớn” và khi nào làm em bé. Trong khi điều này khiến các bậc cha mẹ ngỡ ngàng vì những suy nghĩ già giặn của bé, tất cả những gì bé cần biết là cho dù quyết định trở thành người như thế nào, bạn vẫn luôn luôn ở bên cạnh bé.

 

Toddler with mommy 

 
Bảng dưới đây tóm tắt lại quá trình học hỏi và phát triển của bé theo từng độ tuổi và cách bạn có thể hỗ trợ sự phát triển những kỹ năng mới cho bé trong giai đoạn này. Điều quan trọng cần lưu ý rằng mỗi bé là một cá thể độc lập và bé sẽ trưởng thành theo cách riêng của mình. Thiết lập mối quan hệ thân thiết với bạn là nền tảng vững chắc cho sự phát triển tích cực của bé.
 
Bất kỳ hành vi nhỏ nhất hoặc những vấn đề liên quan đến sự phát triển của bé đều cần được quan tâm đúng mức. Luôn luôn trao đổi với bác sĩ tâm lý của bé hoặc nhờ đến sự tư vấn từ những chuyên gia đáng tin cậy.

 

Giai đoạn từ 12 – 15 tháng tuổi

 

Toddler crawling

 

 

 

Sự phát triển của bé

Điều bạn có thể làm để hỗ trợ bé

Không thể ngồi yên!

Bé sẽ bắt đầu di chuyển nhanh hơn, đi bộ vòng quanh và leo lên những bậc thang bằng cả tay và chân. Hãy nhớ rằng, bé có thể leo lên cầu thang không có nghĩa rằng bé có thể tự mình leo xuống. Đó là lúc bé cần được giúp đỡ.

Tạo ra nhiều không gian an toàn trong nhà bạn, nơi bé có thể tự do khám phá mọi nơi. Để bé tự thám hiểm thế giới xung quanh trong một môi trường an toàn, bé sẽ có cơ hội phát huy nhiều kỹ năng rất thú vị: bò dưới gầm bàn, dạo quanh bàn uống nước, tự mình đứng lên, tập đi thăng bằng và thậm chí những bước đi đầu tiên.

Lắng nghe con này!

Kỹ năng giao tiếp của bé phát triển vượt bậc trong giai đoạn này. Bé sẽ sử dụng những cử chỉ, giọng nói để diễn tả cho bạn biết những điều bé đòi hỏi. Bé sẽ chỉ vào cửa tủ lạnh khi bé đói, hoặc kéo bạn đến tủ đồ chơi để chỉ cho bạn biết món đồ bé muốn.

  • Hãy đọc và đọc thật nhiều cho bé nghe. Giúp bé gọi tên những cảm xúc, ví dụ như “Con đang giận vì mẹ lấy cái que của con phải không?” Tường thuật cho bé những gì đang diễn ra “Chúng ta đang chơi trò lăn bóng. Bây giờ con đang giữ quả bóng, con lăn nó lại cho mẹ… Bây giờ mẹ đang cầm bóng này.”
  • Khi bé nói một phần của một từ, hãy lặp lại đầy đủ từ đó cho bé. Khi bé nói “n..u..o..c”, bạn hãy nói với bé rằng “Con muốn uống nước ép”.

Nó hoạt động rồi!

Bé sẽ phát triển một khả năng tốt hơn về quá trình hoạt động của đồ vật. Ngay khi bé học về những đồ vật xung quanh như bàn chải đánh răng và điện thoại, bé sẽ muốn tự mình sử dụng chúng.

Cho bé chơi đồ hàng và giúp bé thực hành giống như “người lớn”. Cho bé cơ hội để làm cho đồ vật hoạt động. Thổi một bong bóng xà phòng cho bé khi đang chơi ngoài sân để bé chạy theo và chạm vào bong bóng. Cho bé chơi những nhạc cụ đơn giản như lục lạc hoặc trống.

Con làm được!

Bé sẽ muốn tham gia nhiều hơn vào những hoạt động hàng ngày. Điều này giúp hỗ trợ sự phát triển về mọi mặt: kỹ năng vận động, khả năng nhận thức và tình cảm xã hội. Thêm vào đó, bé sẽ thích thú hơn với việc gắn bó cùng bạn thông qua những trải nghiệm thực tế.

  • Cho bé tham gia vào những hoạt động hàng ngày cùng bạn. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy rất tự hào khi giúp được bạn làm những công việc đơn giản, ví dụ như xếp khăn ăn trên bàn.
  • Để bé tự mình mặc quần áo. Bé sẽ rất tự hào về những thành quả nhỏ nhất của mình, đơn giản như cho tay vào áo hoặc xỏ đúng chân vào giày.
  • Cho bé một cái muỗng và để bé tự xúc ăn một mình, bắt đầu với những món ăn mềm và lỏng như sữa chua hoặc sinh tố trái cây.

Bạn bè và học hỏi

Bé sẽ rất háo hức quan sát và chơi đùa cùng các bạn. Bé sẽ học được rất nhiều những kỹ năng quan trọng thông qua việc bắt chước, đồng thời bé cũng sẽ hình thành những nhận thức đầu tiên về xây dựng mối quan hệ thông qua sự tương tác.

  • Tạo điều kiện để bé cùng chơi đùa với những bạn đồng trang lứa. Nhiều nghiên cứu cho thấy bé có thể bị thu hút và học hỏi thông qua bạn bè và những người xung quanh.
  • Đừng chờ đợi hoặc tạo áp lực cho bé về việc chia sẻ đồ chơi với những bạn khác, bé chưa sẵn sàng cho việc đó. Bạn có thể bắt đầu giới thiệu lần lượt, ví dụ như “Bây giờ là lượt của bạn Bi, sau đó sẽ đến lượt bạn Bon nhé…” khi bạn đưa đồ chơi qua lại. Nhưng nếu tình huống không xảy ra như bạn mong muốn, đừng ép buộc bé.

Giúp con kiềm chế cảm xúc

Mong muốn khám phá của bé sẽ trở nên mạnh mẽ, và bé sẽ cần sự hướng dẫn của bạn về những điều bé có thể làm được hoặc không làm được.

Hãy đánh lạc hướng bé. Mặc dù bé nhận thức được ý nghĩa của câu nói “Không, đừng đụng vào nó”, bé vẫn chưa kiểm soát được việc thôi thúc làm điều bạn cấm một lần nữa. Đừng nói “Không” với bé suốt cả ngày. Thay vì vậy, hãy cố gắng đánh lạc hướng bé và hướng sự chú ý của bé về một món đồ chơi hoặc hành động nào đó mà bạn cho phép.

Thiết lập thời gian biểu

Có một số việc nhất định bé cần làm hàng ngày, ví dụ như ăn, ngủ, thức giấc, mặc quần áo… Hãy thiết lập cho bé một thời gian biểu bắt đầu từ những hoạt động này. Bé ở tuổi tập đi thường sẽ cảm thấy thoải mái với những nguyên tắc, hơn nữa, nó còn giúp tránh những xung đột xảy ra trong những năm tiếp theo.

  • Xây dựng một thời gian biểu hàng ngày cho bé: giờ tắm, giờ đọc sách, giờ ngủ… hoặc bất kỳ hoạt động nào bạn có thể. Tuy nhiên, những nguyên tắc nhất định này dường như không quan trọng bằng việc bé có khả năng dự đoán được những gì sắp xảy ra, do đó không cần phải lo lắng về những điều bất ngờ nằm ngoài dự kiến.
  • Giờ ăn là một nơi thực tập tốt cho việc xây dựng thời gian biểu. “Con cần lau sạch tay trước khi rời khỏi bàn ăn.”

Thỏa sức tưởng tượng

Khi bé bắt chước những hành động của bạn như giả vờ lau nhà, khuấy súp trong nồi… điều đó có nghĩa là bé đang bắt đầu những bước đầu tiên vào thế giới của sáng tạo và tưởng tượng. Cách học thông qua những trò chơi giả vờ này sẽ xây dựng nền tảng cho những kỹ năng tư duy ở một mức độ cao hơn.

  • Khuyến khích bé chơi đồ hàng bằng cách giúp bé chuẩn bị các bước cần thiết và cùng tham gia với bé. “Con đang nấu bữa tối à? Mẹ thử một chút được không?”
  • Cho bé nhiều loại đồ chơi đa dạng nhằm hỗ trợ cho thế giới tưởng tượng của bé. Một khối vuông có thể trở thành xe hơi, một cái ghế có thể là một hang động đầy bí ẩn. Hãy cho bé biết rằng bạn đánh giá cao trí tưởng tượng của bé đến mức nào.

 

Giai đoạn từ 15 – 18 tháng tuổi

 

 Toddler catch bubble

 

 

 

Sự phát triển của bé

Điều bạn có thể làm để hỗ trợ bé

Lần nữa nhé!

Bé học thông qua sự lặp lại. Lăn đi lăn lại một quả bóng hoặc đọc một quyển sách nhiều lần sẽ giúp xây dựng các liên kết trong não bé.

  • Cho bé thử một vài trò chơi và lặp đi lặp lại cho đến khi bé chán.
  • Thêm vào một vài thử thách mới sau khi bé đã thành thạo một kỹ năng: ném quả bóng cho bé chụp lấy thay vì lăn bóng.
  • Thói quen rất quan trọng. Đó là một hình thức khác của sự lặp lại và giúp bé cảm thấy mọi việc đều trong tầm kiểm soát.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ!

Ở giai đoạn này, mặc dù bé đã có thể tự mình làm được khá nhiều điều, bé vẫn cần biết rằng bạn sẽ luôn ở bên cạnh để chăm sóc và bảo vệ bé.

  • Khuyến khích bé thử sức với những điều mới mẻ. Để cho bé được tự do khám phá và luôn luôn hỗ trợ để giúp bé luôn cảm thấy được an toàn trong quá trình khám phá của mình.
  • Luôn giúp bé cảm thấy thoải mái và trấn an bé khi cần thiết. Để bé hành động theo bản năng của một em bé. Điều này sẽ làm bé thích thú và sẽ lựa chọn làm “người lớn” thường xuyên hơn.

Con muốn cái đó!

Giờ đây, bé đã giao tiếp giỏi hơn. Bé sẽ cố gắng diễn tả cho bạn biết những điều bé muốn bằng ngôn ngữ, nét mặt, cử chỉ và âm thanh. Bé cũng trở nên nóng nảy hơn và có những hành vi thể hiện sự chống đối, như hờn dỗi hoặc thậm chí có triệu chứng khó thở khi không có được điều mình muốn.

  • Cho bé thấy những lựa chọn khác nhau, nếu bé có thể nổi nóng và bạn cũng vậy!
  • Giúp bé kiểm soát cảm xúc khi bé không thể có được điều bé muốn. Hãy cho bé biết rằng bạn hiểu được bé thất vọng như thế nào. Cố gắng tìm ra những lựa chọn khác để thay thế.

Con làm được!

Bé đã có thể làm theo những hướng dẫn đơn giản.

  • Chơi những trò chơi làm theo hướng dẫn như “Đi lấy đồ chơi, quyển sách, bàn chải đánh răng...”. Điều này là một bài tập thực hành khá thú vị với nhiều trò chơi.
  • Hãy để bé giúp bạn một số việc lặt vặt. Nhờ bé bỏ áo vào máy giặt hoặc đem món ăn lên bàn.

Nói chuyện với con đi!

Bé đang  học những từ mới. Bé dần nhận ra ngôn ngữ giúp người khác biết được những suy nghĩ và cảm nhận của bé.

  • Thường xuyên nói chuyện với bé, đặc biệt là trong các bữa ăn gia đình. Bạn nói chuyện với bé càng nhiều, bé sẽ học được càng nhiều từ mới.
  • Hãy tắt tivi và hát cùng với bé. Đó là một cách tuyệt vời để dạy bé những từ ngữ và ý tưởng mới.

Con di chuyển không ngừng

Bé không chỉ đi được mà còn có khả năng chạy rất nhanh. Thậm chí bé còn muốn thử sức leo trèo và nhảy xuống.

  • Dành thời gian đưa bé đi chơi ngoài trời, nơi bé có thể chạy nhảy an toàn trên thảm cỏ.
  • Tạo ra những chướng ngại vật an toàn trong nhà để bé có thể bò xuyên qua, trườn và leo lên.

Trong vùng nguy hiểm

Những khu vực an toàn trước đây không còn an toàn với khả năng di chuyển mới của bé.

  • Mở rộng phạm vi an toàn song song với mức độ phát triển của bé, xem xét những khu vực có khả năng gây nguy hiểm cho bé.
  • Tạo ra nhiều không gian cho bé di chuyển và khám phá, để hạn chế nói “không” với bé.
  • Luôn có một danh sách các số điện thoại cấp cứu cần thiết, cũng như giữ những chất độc hại xa tầm tay của bé.

Nhiều sách quá!

Trẻ em rất thích sách và những câu chuyện. Đọc sách và kể chuyện cho bé nghe là một cách tuyệt vời để phát triển ngôn ngữ, giúp bé học thêm nhiều từ ngữ và khái niệm mới.

  • Đưa cho bé những quyển sách với hình ảnh các em bé đang làm những hành động quen thuộc như đi ngủ, chào tạm biệt, xin chào hoặc đi vệ sinh vào trong bô.
  • Đưa việc đọc sách vào thời gian biểu hằng ngày của bạn, ví dụ đọc sách trước khi ngủ, trong khi tắm hoặc trong giờ ăn. Khuyến khích bé chia sẻ câu chuyện của mình.

 

Giai đoạn từ 18-24 tháng tuổi

 

 Toddler crawling with balls

 

 

Sự phát triển của bé

Điều bạn có thể làm để hỗ trợ bé

Đôi tay đã sẵn sàng!

Bàn tay và các ngón tay của bé đã trở nên rất linh hoạt. Điều này mở ra cho bé thêm nhiều cách chơi mới.

  • Tạo điều kiện cho bé chơi tô màu, lật trang sách trong khi đọc và chơi những món đồ chơi phức tạp hơn.
  • Chơi với bé trong nhà bếp: cho bé dùng ngón tay sơn màu cho bánh pudding trên khay nướng bánh, hoặc dùng khuôn cắt bột để tạo ra những chiếc bánh quy có hình dạng ngộ nghĩnh.

Của con mà!

Đối với bé, cảm xúc vẫn luôn chiến thắng khả năng tự kiểm soát. Điều này sẽ càng làm cho việc chia sẻ trở nên khó khăn hơn. Bé nhận thức được rằng “không nên” nhưng tâm trí của bé vẫn muốn nói “có” khi bé giật lấy đồ chơi từ bạn khác.

  • Chơi trò chuyền tay qua lại để giúp bé hiểu và thực hành sự luân phiên.
  • Tạo điều kiện để bé được chơi với những em bé khác. Làm người hướng dẫn cho bé để học cách chia sẻ. Phát triển kỹ năng này là một quá trình cần nhiều thời gian và sự rèn luyện.

Nói líu lo

Bé có thể sẽ trải qua giai đoạn "bùng nổ từ vựng".  Bé sẽ học được nhiều từ mới mỗi ngày và sẽ bắt đầu ghép hai hoặc nhiều từ thành một cụm từ. Bé sẽ muốn nói chuyện nhiều thật nhiều.

  • Mở rộng và hoàn thiện các từ và cụm từ của bé thành câu hoàn chỉnh, ví dụ như: “Con xuống” thành “Con muốn đi xuống”
  • Chơi trò chơi với các từ. Thử thay thế một từ trong lời bài hát quen thuộc: ““Row, row, row your car.”

Bình tĩnh nào!

Bé sẽ dễ nổi nóng hơn. Bé sẽ thất vọng khi bé không thể tự làm được điều bé muốn.

  • Tiếp tục gọi tên những cảm xúc của bé để giúp bé cảm thấy  mọi việc vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát, đồng thời cho bé biết rằng bạn hiểu được cảm giác của bé.
  • Khi bạn nhận thấy những dấu hiệu bé bắt đầu mất bình tĩnh, hãy giúp bé chậm lại, ngồi xuống và thư giãn.

Hãy mở nhạc lên nào!

Bé sẽ rất yêu thích âm nhạc, nhảy múa, ca hát, vỗ tay và những trò chơi nhịp điệu khác. Cùng tận hưởng âm nhạc là một cách tuyệt vời để gắn bó và dạy bé những từ ngữ, ý tưởng và động tác mới.

  • Hãy thưởng thức âm nhạc như một phần của cuộc sống hằng ngày theo cách của bạn và bé. Thậm chí bạn có thể vừa nhảy vừa huýt sáo khi đi vào phòng tắm, hoặc hát một mình khi ngồi trong xe như bạn vẫn thường làm. Đừng lo lắng về giọng hát của bạn, bé sẽ không có ý kiến gì đâu!
  • Cùng bé nhảy theo nhịp và giới thiệu cho bé những trò chơi âm nhạc đơn giản như chơi “đóng băng” hoặc vỗ tay theo nhịp bài hát.

Quan sát và bắt chước

Bé học bằng cách bắt chước bạn và những người xung quanh mà bé nhìn thấy, đặc biệt là các em bé khác.

  • Hãy cẩn thận trong hành động và lời nói của bạn. Hãy để bé thấy bạn đang giúp đỡ người khác, tỏ ra thân thiện hoặc bình tĩnh trước những thử thách.
  • Tạo điều kiện cho bé quan sát những em bé khác tập luyện các thói quen tốt, như thắt dây an toàn hoặc ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe.

Con làm được rồi!

Giờ đây, bé đã hoàn thiện hơn trong kỹ năng giải quyết vấn đề. Bé sẽ thử đi thử lại nhiều lần để tìm cách chơi một món đồ chơi hoặc giải câu đố.

  • Chọn những món đồ chơi để thử thách và hoàn thiện kỹ năng của bé. Bé sẽ chán với những trò chơi quá đơn giản, và sự học hỏi của bé cũng bị giới hạn.
  • Hướng dẫn bé nhưng không làm tất cả cho bé. Giúp đỡ một cách vừa đủ sẽ tạo cơ hội cho bé tự giải quyết vấn đề.

Con biết mẹ đang buồn

Bé bắt đầu nhận thức rằng người khác cũng có cảm xúc giống mình. Bé có thể vỗ nhẹ vào lưng bạn để dỗ dành, hoặc thậm chí an ủi những bạn khác.

  • Cho bé biết rằng bạn đánh giá cao sự quan tâm của bé: “Cái ôm đó làm mẹ cảm thấy đỡ buồn hơn rất nhiều!”
  • Chia sẻ và gọi tên những cảm xúc của chính bạn: “Mẹ buồn vì ngón chân của mẹ bị đau”…

 

Đăng ký lớp học MẪU MIỄN PHÍ và trải nghiệm chương trình giáo dục sớm hàng đầu thế giới cho bạn và bé tại Gymboree:
+ Gymboree Quận 1: (08) 38 277 088
+ Gymboree Quận 7: (08) 54 138 198

Facebook: https://www.facebook.com/gymboreev

 Nguồn: Zero to Three (www.zerotothree.com)

Xem thêm:

 

Điều kỳ diệu từ những khoảnh khắc – Bé từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi

 

Điều kỳ diệu từ những khoảnh khắc – Bé từ 6 đến 12 tháng tuổi

 

 

TIN TỨC KHÁC
    Thời Khóa Biểu
    News & Event
    Góc tư vấn
    Parenting Corners
    Image Slogan
  • "Gymboree is a wonderful interactive program. Parents and children will be delighted to spend time together building strong bonds that will last a lifetime."

    - Harvey Karp, MD, FAAP, Professor of Pediatrics at the UCLA School of Medicine, author: The Happiest Baby on the Block

  • Gymboree Play & Music Việt Nam hân hạnh đón chào quý phụ huynh và các bé tham gia lớp học mẫu của chúng tôi! Rất đơn giản, chỉ cần đăng nhập để đăng ký buổi học thử ngay hôm nay.

  • MANG NIỀM VUI ĐẾN CON TRẺ NGAY HÔM NAY!

  • Họ Tên Cha Mẹ
  • Họ Tên Bé
    • Quốc tịch
      Giới tính Bé
      Ngày Sinh của Bé
  • Địa chỉ nhà riêng
  • Số điện thoại
  • Địa chỉ email
  • Vui lòng chọn một chương trình học cho bé:
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
      Chọn địa điểm
    Next
    Register